Nàng Công Chúa Lạc Loài

Lượt xem: Lượt bình luận:
Thể loại:
vào lúc


Nàng Công Chúa Lạc Loài


     Chuyện xảy ra thực tình cờ, đúng năm năm sau ngày Cầm bỏ gian phòng này đi. Năm năm, bức chân dung của nàng vẫn còn lại trên tường, mái tóc dài như rong, màu áo tím, tím đến cả ánh mắt. Mắt nàng sâu thẳm, rợn người. Đã bao năm nàng ngồi đó, thầm lặng tham dự vào cuộc đời tôi - cho đến buổi chiều hôm ấy...

      Túc đến tìm tôi ở cổng cơ quan, lúc tôi vừa chủ trì xong một buổi họp quan trọng. Hắn luôn luôn biết rõ lúc nào đầu óc tôi căng thẳng, mệt mỏi và luôn tìm được những lý do rất bất ngờ. Có hôm hắn trịnh trọng tuyên bố: "Tao chiêu đãi mầy... nhân ngày giỗ bố tao". Có khi thì "Nhân kỷ niệm ngày tao yêu lần đầu", có khi thì nhân danh ngày rằm, ngày vía gì đó. Chiều hôm ấy, như mọi lần, hắn gợi ý "chiêu đãi" tôi bằng cách đi kiếm một đứa con gái về để chung vui. Tôi cười, không đồng tình cũng không phản đối. Từ lúc tôi có tiền và bắt đầu lao vào cuộc ăn chơi, Túc đã dẫn đến quá nhiều loại đàn bà con gái đến nỗi không nhìn vào một phụ nữ nào mà tôi không cảm thấy nghi ngờ. Tất cả bọn họ đối với tôi đã trở thành một món ăn vừa chán nhàm vừa không thể thiếu.

      Trời xẩm tối, tôi về phòng. Không có xe Túc dưới chân cầu thang. Một dòng phấn trên chiếc bảng con: "Tao có việc gấp, sẽ trở lại ngay". Hừm. Việc gấp? Tôi nhún vai. Không khí lạnh phả vào mặt, tê tái thú vị. "Tách" một cái, cửa mở, trước mặt tôi là một khoảng tối mờ với tiếng muỗi vo ve... tôi sờ soạng bật công tắc. Ánh đèn rực sáng. Như mọi lần, bức tranh mầu tím đập vào mắt tôi. Nhưng lần này, trước bức tranh có một thiếu nữ ngồi im lặng.

      Tôi đến gần. Một cô bé chừng mười sáu tuổi thu mình trên chiếc ghế mây, hai tay bó gối. Vóc người tròn trĩnh với chiếc áo gió mầu mận chín. Đôi mắt mở to kinh ngạc đầy vẻ bỡ ngỡ trẻ thơ. Tôi rùng mình vì một cảm giác vừa thích thú vừa ghê tởm. "Mẹ kiếp, thế này thì có lẽ thần thánh cũng có thể làm dỏm được, trời ạ!".

      Tôi chậm rãi ngồi xuống mép giường, chậm rãi hút hết điếu thuốc, quẳng mẩu đầu lọc vào sọt. "Lại đây". Tôi hất hàm gọi. Cô gái ngoan ngoãn đứng dậy, rồi lại ngồi xuống. Tôi bước đến, nâng cằm cô bé:

      - Em tên gì?

      Cô ta rụt rè, giọng khản đi:

      - Ái.

      Một cái tên quen quen! Nhưng quan trọng gì, thường đây là cái tên giả. Điều cần thiết là có một cái từ để gọi, dù trong một đêm thôi. Tôi cúi xuống định bế bổng cô ta lên.

      * * *

      Trông con nít quá, vẻ măng sữa trên làn da và đôi mắt làm tôi thấy ghê ghê, nhưng thực tình mà nói, có thể làm gì hơn trong lúc này!

      Và chuyện bất ngờ xảy ra ngoài dự đoán.

      Khi tôi chạm vào vai cô gái, cô đứng phắt dậy, mặt mũi tái xanh và khuỵ xuống. Hoảng hốt, tôi đặt cô lên giường, cuống quýt mở các cúc áo bó chặt lấy cô. Chợt tôi sững người: Dưới cổ, một vết ruồi son đỏ tươi, như một hạt đậu xinh xinh. "Ái Duy..." Trời ơi, đúng là Ái Duy rồi !". Hình như nghe gọi đúng tên mình, đôi mắt hôn mê nhắm nghiền của thiếu nữ hé mở. Trong vẻ ngái ngủ ngây dại đó, tôi nhận ra đứa bé học trò mười năm trước.

      Năm ấy Ái Duy lên bảy, tôi vừa vào đại học. Tôi là người dạy kèm, vừa là bạn của cô bé Ái mồ côi mẹ. Cha Ái Duy là Giám đốc một cơ quan lớn trong thành phố. Ông luôn bận rộn với công việc và thường xuyên vắng nhà. Trong căn nhà rộng, u nhã, lạnh lẽo chỉ còn hai chúng tôi với một bà cô nghễnh ngãng, nếu không kể một bầy chim câu ở mé trái hiên nhà và vô số nhân vật trong những cuốn chuyện cổ trên giá sách.

      Ái là một cô bé hơi kỳ cục, vừa ngoan hiền vừa bướng bỉnh. Cô bé yêu bố một cách kỳ lạ và đã quen nghĩ về Bố như một phẩm chất siêu việt. Ái thèm biểu lộ tình thương hết sức, và vì bố luôn vắng mặt, cái tình cảm trẻ con sôi trào chan chứa ấy được san sẻ qua tôi. Ái Duy đã vẽ bao nhiêu bức tranh với hộp mầu tôi mua cho, rồi chính tôi đã dán những bức tranh ấy lên bốn bức vách của phòng học - gian phòng nhỏ có những cửa sổ viền hoa tím xinh xinh. Những bức tranh đã ghi lại cả thế giới cỏn con của anh em tôi. Này đây là ông bố với cặp kính trắng và cái áo kiểu Tôn Trung Sơn, tay cầm chùm chìa khóa - khóa xe hon đa, khóa tủ, khóa nhà, khóa phòng giấy, khóa tủ hồ sơ... cô bé đã cố công đặc tả hình thù từng chiếc một. Bà cô nghễnh ngãng thì luôn luôn có chiếc chảo to trên tay. "Em thích nhất là lúc cô đang chiên bánh phồng tôm". Những chiếc bánh phồng tôm làm cho bé Ái đặc biệt thích thú, không phải vì ngon, mà vì cái cách chúng duỗi ra và phình to như có phép màu trong chảo dầu nóng.

      Còn những bức về Ái và tôi thì nghệch ngoạc và sai sự thực một cách tuyệt vời. Một khung cửa sổ màu tím có hoa ơi bệ cửa, tôi và Ái ngồi trên những bông hoa, y như một màn xiếc. Tôi và Ái đứng trên một cành ổi trĩu quả, chân mang giày, người thẳng đứng. Khi tôi chỉ ra điều vô lý đó, Ái cau mày suy nghĩ rất lâu rồi bất chợt tìm ra giải pháp: vẽ ngay cho mỗi người một đôi cánh. Thế là tôi và Ái đậu trên cây như đôi chim, không lo ngã xuống bao giờ. Sẽ không ai nhận ra những nhân vật thần kỳ này, nếu chàng trai không có chiếc mũ bê rê to và cô bé không mang một chấm ruồi son được cố tình tô rất đậm, rất tròn dưới cổ...

      Chính cái chấm son vừa đập vào mắt tôi... Không hiểu bằng con đường nào, nhân vật thần kỳ bé bỏng đã bay đến đây, nằm trên chiếc giường phóng đãng này?.

      * * *

      Tôi đến bên cửa sổ, lẳng lặng đốt thuốc và chờ. Ái Duy cựa mình, mở mắt, ngẩn ngơ một lát rồi ngồi hẳn dậy.

      Bất giác, tôi buồn nôn, một nỗi ghê tởm xen lẫn bực bội. Tôi không biết ứng xử thế nào trong hoàn cảnh này, và cuối cùng đã chọn cách ứng xử theo thói quen. Ái Duy đã tới đây, nghĩa là bé Ái không còn nữa. Nghĩa là trong tôi, chút thiên đường cuối cùng, nếu có, cũng đã tản cư vào địa ngục. Tại sao tôi không được quyền buông thả trong địa ngục của mình?.

      Gieo mình xu%
E193


Like haivl trên Facebook để được cười nhiều hơn nhé ^^

Bình luận Báo cáo vi phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LIKE BOX